GĐXH – Thời gian để cơm nguội ở nhiệt độ thường trong phòng càng dài thì lượng độc tố và vi khuẩn càng phát triển nhiều. Dù có rang hoặc hâm lại cơm cũng không thể loại bỏ được các độc tố này, cũng như không tiêu diệt được vi khuẩn.
Không tập thể dục mà vẫn muốn giữ dáng, đẹp da, không bệnh tật lúc tuổi già, bạn nhất định phải duy trì thói quen này
GĐXH – Nếu không thể tập thể dục thường xuyên, hãy cố gắng thiết lập những thói quen sau đây càng sớm càng tốt.
Tận dụng cơm nguội để ăn trong bữa sau là thói quen của nhiều gia đình người Việt. PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh từng khẳng định: Cơm nguội chắc chắn chất dinh dưỡng sẽ không được bằng cơm mới nấu, nhưng hoàn toàn an toàn và không có nguy cơ ung thư hay gây ngộ độc nếu được nấu chín và bảo quản đúng cách trong vòng một ngày (24 giờ).
Tuy nhiên, điều nguy hiểm là nhiều khi cơm nguội để trong tủ lạnh lấy ra vẫn như mới, không có mùi chua, thiu gì nên nhiều bà nội trợ thường chủ quan mà không biết rằng cách bảo quản và ăn cơm nguội như vậy tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh.
Bệnh thường gặp khi ăn phải cơm nguội, thức ăn nhiễm khuẩn
PGS Nguyễn Duy Thịnh phân tích trong gạo có thể có Bacillus cereus, một vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Bào tử này sẽ chết ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, nếu bạn bảo quản cơm nguội ở nhiệt độ phòng bình thường sẽ tạo điều kiện cho bào tử và các vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Khi nhiễm khuẩn, cơm nguội có thể gây rối loạn tiêu hóa; nặng thì ngộ độc cấp, nhẹ thì rối loạn tiêu hóa.
“Người ăn phải cơm có chứa vi khuẩn Bacillus cereus có thể buồn nôn và nôn hoặc tiêu chảy sau khoảng từ 1 đến 5 tiếng. Phần lớn các triệu chứng ở mức độ tương đối nhẹ và thường kéo dài trong khoảng 24 tiếng”, PGS Thịnh cho hay.
Ăn cơm nguội thế nào để an toàn?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian để cơm nguội càng dài, độc tố càng sản sinh ra nhiều. Nguyên nhân là do thành phần chủ yếu của cơm là tinh bột, khi tinh bột được làm nóng đến 60 độ C trở lên sẽ dần dần nở ra cuối cùng biến thành dạng bột hồ, quá trình này gọi là “hồ hóa tinh bột”. Khi cơm nguội có dấu hiệu này thì đã bị thiu và biến chất, tuyệt đối không nên ăn.
Ngoài ra, cơm muộn sẽ rất nguy hiểm nếu như bảo quản trong tủ lạnh trong thời gian dài, dồn lại, khi lấy ra hâm vẫn như mới, không có mùi chua, thiu… chính vì vậy nên nhiều người thường chủ quan mà không biết rằng lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Các chuyên gia khuyến cáo, để hạn chế cơm nguội và đảm bảo dưỡng chất từ cơm cho cơ thể, mỗi bữa ăn bạn chỉ nấu một lượng gạo phù hợp với sức ăn của cả gia đình mình, không để cơm thừa. Làm như vậy cũng sẽ giảm được tình trạng cơm thiu, tiết kiệm chi phí hơn.
Ăn rau xanh theo cách này tàn phá dạ dày khủng khiếp, đây là tác hại bất ngờ khi bạn ăn quá nhiều rau
GĐXH – Rau xanh là món không thể thiếu, nhưng việc ăn quá nhiều rau xanh lại là một sai lầm, vì nếu cơ thể thừa chất xơ sẽ gây trào ngược axit dạ dày và nhiều rắc rối khác.
5 thực phẩm bổ dưỡng nhưng “đại kỵ” với trứng gà
GĐXH – Trứng gà nếu ăn cùng với một số thực phẩm sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng hoặc có thể khiến cơ thể bị tiêu chảy, ngộ độc.
Điểm chuẩn Đại học Y Hà Nội giảm nhẹ năm 2023