Nhiều người nghĩ rằng đau họng hay viêm mũi là bệnh xoàng xĩnh. Tuy nhiên, bệnh ở tai mũi họng gây khó chịu và dẫn tới nhiều bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh tai mũi họng
Theo bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, nhắc đến bệnh tai mũi họng, nhiều người thường đề cập đến thời tiết, môi trường.
Những tác nhân không kém nguy hại của bệnh còn đến từ chính những thói quen rất phổ biến trong sinh hoạt đời sống như:
Thói quen sinh hoạt: Uống nước đá, nằm máy lạnh thường xuyên, đi bơi ở những bể bơi còn nhiều hóa chất… là điều kiện thuận lợi cho bệnh tai mũi họng phát sinh và phát triển.
Vệ sinh cá nhân kém: Vệ sinh cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng để phòng tránh những bệnh lây lan qua đường hô hấp hoặc bệnh lý tai mũi họng.
Nghe headphone với âm lượng lớn: Nhiều người bệnh đến bác sĩ trong tình trạng tai bị chấn thương âm do nghe tai nghe tần số quá cao, nếu không được điều trị kịp thời tai sẽ dần bị điếc. Thực tế, không ít người đã bị giảm thính lực vĩnh viễn do dùng tai nghe.
Hút thuốc và lạm dụng bia, rượu: T.huốc l.á là tác nhân số một gây ung thư vòm họng, rượu có thể làm bỏng thanh quản. Các tác hại này trở thành cơ hội để rất nhiều loại bệnh tấn công vòm họng như viêm họng, viêm amidan…
Sử dụng thuốc sai cách: Lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh trong điều trị khiến cơ thể bị “lờn” thuốc. Tình trạng này xảy ra khiến việc tái phát các bệnh tai mũi họng là rất cao, và việc điều trị trở nên khó khăn hơn bình thường.
Bên cạnh đó, việc dùng thuốc không đúng liều, không đúng cữ, không tái khám theo lời hẹn của bác sĩ, sử dụng toa thuốc cũ,… là nguyên nhân khiến bệnh tai mũi họng hay tái phát.
Bác sĩ khuyến cáo các biện pháp phòng chống bệnh tai mũi họng
Đối với người lớn, bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương khuyến cáo, các biện pháp phòng chống bệnh tai mũi họng dưới đây như sau:
– Luôn luôn giữ ấm là điều rất quan trọng, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi khi trời lạnh.
– Dùng khẩu trang hoạt tính khi đi ra ngoài đường nhằm hạn chế sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn.
– Vệ sinh họng, miệng hàng ngày như đ.ánh răng trước và sau khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn và súc họng nước muối sinh lý.
– Hàng ngày nên rửa mũi bằng nước muối sinh lý.
– Rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế sự lây nhiễm vi khuẩn. Khi ho hoặc hắt hơi cần dùng tay che miệng và mũi.
– Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống điều độ, nhiều rau xanh, chất xơ, hoa quả. Năng tập thể dục thể thao.
Đối với trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần tăng cường sức đề kháng, cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, hợp vệ sinh, uống đủ nước. Tuyệt đối tránh cho trẻ tiếp xúc với các môi trường có nhiều bụi bặm và khói thuốc (các ông bố nghiện t.huốc l.á cần hết sức lưu tâm vấn đề này).
Vào những khi thời tiết trở lạnh, nên chú ý giữ ấm cho trẻ, đề phòng trẻ bị nhiễm lạnh dẫn đến mắc các bệnh về mũi họng. Cùng với đó, chú ý thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giữ nhà cửa thông thoáng.
Rèn luyện cho trẻ thói quen tự giác đ.ánh răng, rửa mặt, súc miệng sẽ là phương cách hữu hiệu nhất ngăn ngừa vi khuẩn có thể tấn công trẻ.
Khi có các biểu hiện của bệnh tai mũi họng, không tự đi mua thuốc uống hoặc dùng lại đơn thuốc được kê từ lần trước, người bệnh cần đi khám tại các cơ sở y tế và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Lấy thành công hạt hồng xiêm tại gốc phế quản phổi
Thông tin từ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, các bác sĩ khoa Tai mũi họng của bệnh viện đã tiến hành gắp dị vật thành công cho một trường hợp hóc hạt hồng xiêm tại vị trí gốc phế quản phổi.
Người bệnh cho biết, trong lúc ăn hồng xiêm người bệnh không may bị sặc và hóc hạt hồng xiêm. Người bệnh đến viện trong tình trạng ho sặc, thở khò khè. Dị vật được các bác sĩ xác định mắc tại vị trí gốc phế quản trái. Vị trí này rất nhỏ, hẹp, khó để đưa dụng cụ hỗ trợ gắp dị vật.
Một trường hợp khác cụ bà 86 t.uổi (Thanh Sơn – Uông Bí) bị hóc xương cá. Được biết trước khi được đưa tới viện, cụ bà có ăn cá. Sau ăn cụ bà có biểu hiện đau cổ, nuốt đau. Khi tiến hành kiểm tra, các bác sĩ phát hiện dị vật đã xuyên từ thực quản sang khí quản vào hạ thanh môn của người bệnh.
Dị vật là hạt hồng xiêm sau khi được gắp ra ngoài.
Theo BSCKI Uông Hồng Hợp – Trưởng khoa Tai mũi họng cho biết, dị vật đ.âm x.uyên thủng thực quản và khí quản nếu không được xử trí nhanh, chuẩn xác, người bệnh có nguy cơ n.hiễm t.rùng, áp xe, tổn thương các mạch m.áu lớn. Hơn nữa người bệnh cao t.uổi, nhiều bệnh lý nền, thoái hóa đốt sống cổ gây khó khăn rất nhiều cho quá trình gây mê cũng như can thiệp lấy dị vật.
Các trường hợp trên đòi hỏi kíp can thiệp phải phối hợp rất cẩn trọng, chính xác từ bác sĩ gây mê đến phẫu thuật viên.
Với kinh nghiệm và khả năng làm chủ kĩ thuật, các trường hợp đều được gắp dị vật ra ngoài đảm bảo an toàn. Người bệnh sau can thiệp sức khỏe ổn định.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân: hãy cẩn trọng trong mọi hoạt động sinh hoạt, ăn uống. Nếu không may bị sặc, ho tím tái, cần nghĩ ngay đến hóc dị vật đường thở. Khi đó cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời. Rất nhiều người mắc sai lầm khi bị hóc dị vật là cố gắng lấy dị vật bằng tay hoặc bằng cách chữa mẹo khiến tình trạng không giải quyết được mà bệnh còn nặng hơn.