Cúm gia cầm lây lan, nguy hiểm như thế nào?

Cúm A/H5 (còn được gọi là cúm A/H5N1, cúm gia cầm) là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm ở người và động vật, do virus cúm tuýp A, chủng H5N1, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra.

Thạc sĩ – bác sĩ Ngô Thị Mai Phương (Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết hiện có 9 phân nhóm virus cúm A/H5 đã được biết đến, bao gồm: A (H5N1), A (H5N2), A (H5N3), A (H5N4), A (H5N5), A (H5N6), A (H5N7), A (H5N8), A (H5N9). Trên thế giới, hầu hết virus A/H5 được xác định ở các loài gia cầm, chim hoang.

cum gia cam lay lan nguy hiem nhu the nao caa 7127293

Cúm gia cầm ở người thường do tiếp xúc gia cầm hoặc môi trường nhiễm virus. ẢNH AFP

Cúm A/H5 là một dạng cúm do virus cúm A/H5N1 gây ra. Đây là một loại virus cúm gây ra dịch bệnh cúm gia cầm, có khả năng lây lan từ gia cầm sang người và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Cúm A/H5N1 được xem là một dạng cúm nguy hiểm và đòi hỏi sự chú ý đặc biệt trong việc phòng tránh và điều trị. Cúm A/H5N1 chủ yếu lây lan từ gia cầm sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với phân, nước tiểu hoặc dịch từ đường hô hấp của gia cầm nhiễm virus.

Đường lây truyền của cúm A/H5N1 từ người sang người hiện vẫn hiếm gặp và thường xảy ra ở những trường hợp tiếp xúc gần và liên tục với người mắc bệnh, đặc biệt trong môi trường y tế hoặc chăm sóc sức khỏe.

Bệnh nhân mắc cúm A/H5N1 có thể có các triệu chứng như: Sốt, ho, mệt mỏi, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, đau họng…, những trường hợp nặng có thể suy hô hấp cấp tính do viêm phổi nặng hoặc tổn thương não biểu hiện bằng diễn tiến nhanh của các triệu chứng hô hấp như thở nhanh, khó thở, tím tái, rối loạn tri giác, lơ mơ, hôn mê.

Theo bác sĩ Ngô Thị Mai Phương, cách phòng bệnh cúm A/H5 tốt nhất hiện nay là cắt đứt chuỗi lây nhiễm bằng cách tránh tiếp xúc với gia cầm nhiễm hoặc nghi nhiễm virus cúm A/H5N1, đeo khẩu trang khi tiếp xúc với gia cầm hoặc người mắc cúm, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, tránh tiếp xúc với người có triệu chứng nghi cúm, ăn thức ăn chín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh cá nhân tốt, tiêm phòng các loại vắc xin hô hấp đã có (như cúm mùa, phế cầu, ho gà) để có được một hệ hô hấp tốt nhất.

Triệu chứng nhiễm cúm A/H5N1 và các giai đoạn tiến triển của bệnh

Mùa xuân, đặc trưng của thời tiết với nhiều thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm… điều này làm tăng nguy cơ bùng phát các bệnh lây truyền qua đường hô hấp trong đó có cúm A/H5N1.

Cúm A/H5N1 là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm do virus cúm chủng H5N1 gây ra. H5N1 là chủng cúm có độc lực cao, có khả năng gây ra các biến chứng và nguy cơ t.ử v.ong cao ở người.

Mặc dù là bệnh cúm gia cầm nhưng có thể lây sang người. Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm ốm, c.hết do nhiễm cúm A/H5N1, ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ. Vì vậy, việc phát hiện sớm là vô cùng quan trọng.

Cúm A/H5N1 lây sang người như thế nào?

Hầu hết tất cả các trường hợp nhiễm H5N1 ở người đều có liên quan đến việc tiếp xúc gần với gia cầm sống hoặc c.hết bị nhiễm bệnh, hoặc môi trường bị nhiễm mầm bệnh.

Không có bằng chứng về việc bệnh có thể lây lan sang người thông qua thực phẩm được chế biến đúng cách và nấu chín kỹ cũng như việc lây truyền từ người sang người.

trieu chung nhiem cum ah5n1 va cac giai doan tien trien cua benh c63 7098082

Bệnh nhân cúm A/H5N1 có thể bị suy hô hấp, suy đa phủ tạng kèm rối loạn ý thức, đe dọa tính mạng người bệnh.

Bệnh cúm A/H5N1 có nguồn gốc từ các loài gia cầm như gà, gà tây, ngan, ngỗng, vịt, chim cút, đà điểu, chim cảnh hoặc chim hoang dã…

Virus cúm A/H5N1 có nhiều trong chất bài tiết như dịch mũi họng, phân của gia cầm bị bệnh. Khi phân khô và chuyển thành dạng bột, người có thể hít phải chúng và gây ra cúm gia cầm. Có 15 chủng khác nhau của virus cúm, chủng H5N1 là một loại gây bệnh cho người.

Triệu chứng nhiễm cúm A/H5N1 và các giai đoạn tiến triển của bệnh

Khi bị nhiễm cúm A/ H5N1, người bệnh sẽ có triệu chứng: sốt cao trên 38 độ C, ho, đau rát họng, đau cơ… Ở một số người còn có thể xuất hiện triệu chứng ban đầu như: đau bụng, đau ngực, nôn ói hoặc tiêu chảy, c.hảy m.áu cam và lợi.

Sau đó là các triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới như khó thở, đau ngực. Ở nhiều người biểu hiện của viêm đường hô hấp dưới có thể xuất hiện từ giai đoạn sớm. Khó thở tiến triển rất nhanh, trường hợp nặng gây suy hô hấp, sốc n.hiễm t.rùng, suy đa phủ tạng kèm rối loạn ý thức, có thể dẫn đến t.ử v.ong nếu không được chữa trị kịp thời.

Cúm A/H5N1 có 3 giai đoạn phát triển, gồm:

– Thời gian ủ bệnh: Giai đoạn ủ bệnh của cúm A/H5N1 không có dấu hiệu. Virus cúm có thể ẩn giấu trong cơ thể từ 2 – 8 ngày. Tuy nhiên cũng có thể kéo dài tới 17 ngày sau khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh.

trieu chung nhiem cum ah5n1 va cac giai doan tien trien cua benh 06d 7098082

Cúm A /H5N1 là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm do virus cúm chủng H5N1 gây ra.

– Giai đoạn khởi phát: Lúc này người nhiễm bệnh dần xuất hiện các triệu chứng như: sốt cao, ho khan, nhức mỏi cơ thể, chán ăn…

– Giai đoạn toàn phát: Các triệu chứng cúm A/ H5N1 dần trở nên rõ ràng và mức độ nặng hơn. Người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, mất ý thức, đau đầu, đau hốc mắt hay đau dữ dội vùng thắt lưng. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh nhân suy hô hấp, suy đa phủ tạng kèm rối loạn ý thức, đe dọa tính mạng người bệnh.

Cách phòng bệnh cúm A/H5N1

Để chủ động phòng chống dịch cúm lây từ gia cầm sang người, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

– Không ăn, g.iết mổ gia cầm và các sản phẩm gia cầm ốm, c.hết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống chín; rửa tay bằng xà phòng thường xuyên.

– Không vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.

– Khi phát hiện gia cầm ốm, c.hết tuyệt đối không được g.iết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

– Vệ sinh trong chăn nuôi, g.iết mổ gia cầm.

– Hạn chế lây lan từ gia cầm sang người, từ người sang người.

– Tiêm ngừa đàn gia cầm đầy đủ theo khuyến cáo của ngành thú y.

– Không nuôi gia cầm trong nhà, có chuồng trại riêng, hạn chế tiếp xúc gần với gia cầm.

– Khi cần thiết tiếp xúc với người bệnh, gia cầm mắc bệnh phải đeo khẩu trang y tế, đeo kính, mũ, áo, rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn trước và sau khi tiếp xúc.

Khi có biểu hiện viêm đường hô hấp cấp như: sốt cao, đau ngực, khó thở, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau họng, ho… Cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *