Làm chậm tiến triển bệnh thận mạn

Mặc dù bệnh thận mạn là những tổn thương không thể phục hồi nhưng các tiến bộ mới trong y khoa hiện nay đã có thể góp phần làm chậm tiến triển của bệnh.

Gần đây, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) đã tiếp nhận trường hợp bà Đ.T.X (67 t.uổi, ngụ quận 6, TP.HCM). Bà X. nhập viện trong tình trạng suy nhược cơ thể, nôn mửa liên tục và phù toàn thân. Tại phòng khám khoa Nội thận – Thận nhân tạo, bác sĩ đã tiến hành thăm khám chuyên sâu và chẩn đoán bà X. bị hội chứng thận hư, bệnh thận mạn giai đoạn 3.

Sau thời gian điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch kết hợp chế độ ăn giảm đạm, các triệu chứng bệnh đã dần được cải thiện.

lam cham tien trien benh than man 73a 7127204

Bác sĩ thăm khám bệnh nhân bị bệnh thận. Ảnh M.T

Cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh thận mạn

Th.S-BS Trần Minh Hoàng, khoa Nội thận – Thận nhân tạo, BV ĐHYD TP.HCM cho biết, bệnh thận mạn là một vấn đề sức khỏe ngày càng gia tăng trên toàn cầu, gây ra nhiều lo ngại cho cộng đồng. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh thận mạn trong dân số toàn cầu khoảng 8,6%. Tại BV ĐHYD TP.HCM ghi nhận 19,1% trong tổng số 1.500 người đến khám tổng quát mỗi ngày có bất thường chức năng thận, bất thường nước tiểu hoặc siêu âm thận; sau theo dõi 3 tháng khoảng 11,5% được xác định là có bệnh thận mạn thực sự. Như vậy, cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh thận mạn ở mọi giai đoạn.

Điều đáng báo động là bệnh thận mạn thường không có triệu chứng điển hình ở giai đoạn sớm. Đến khi bệnh nặng hoặc có biến chứng, các dấu hiệu mới trở nên rõ ràng nhưng lại khó điều trị. Do đó, người dân cần có ý thức trong việc bảo vệ thận, đặc biệt những người có yếu tố cao (tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, người lớn t.uổi, béo phì, lupus ban đỏ,…) cần định kỳ tầm soát để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.

Bỗng dưng phát hiện sống 51 năm chỉ với 1 quả thận

Nhiều tiến bộ trong làm chậm tiến triển bệnh thận mạn

Theo TS-BS Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trưởng khoa Nội thận – Thận nhân tạo, BV ĐHYD TP.HCM, việc chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gốc rễ để điều trị đúng người đúng bệnh. Đặc biệt, với thế mạnh đa chuyên khoa của bệnh viện, khoa còn phối hợp với nhiều chuyên khoa khác giúp điều trị hiệu quả cho người bệnh, nhất là người có nhiều bệnh lý phức tạp.

Ở giai đoạn cuối, người bệnh thận mạn cũng có nhiều lựa chọn trong các biện pháp điều trị thay thế thận. Nhiều tiến bộ mới trong điều trị chẳng những giúp giảm tỷ lệ t.ử v.ong mà còn cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống, chẳng hạn nước RO siêu tinh khiết tiệt trùng bằng nhiệt, lọc hấp phụ, HDF Online, lọc màng bụng tự động tại nhà, ghép thận…

Bạn đọc có thể xem thêm thông tin về bệnh thận mạn thông qua chương trình “Những tiến bộ mới trong làm chậm tiến triển bệnh thận mạn” do Trung tâm Truyền thông phối hợp cùng khoa Nội thận – Thận nhân tạo, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, tổ chức. Xem chi tiết tại: https://bit.ly/tienbomoilamchamtientrienbenhthanman.

Vì sao người bệnh thận không nên ăn bơ?

Mặc dù bơ có thể hỗ trợ một số vấn đề về sức khỏe nhưng những người có vấn đề về thận nên tránh ăn loại trái cây này.

vi sao nguoi benh than khong nen an bo 341 7121099

Bơ cực kỳ bổ dưỡng nhưng chúng cũng có thể gây rủi ro cho những người mắc bệnh thận. (Ảnh: ITN)

Bơ là nguồn dinh dưỡng dồi dào, giàu chất béo lành mạnh, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Chất béo không bão hòa đơn có trong bơ thúc đẩy sức khỏe tim mạch và có thể làm giảm mức cholesterol xấu.

Bơ cũng là nguồn cung cấp kali dồi dào, giúp thúc đẩy mức huyết áp khỏe mạnh. Bất cứ ai muốn cải thiện sức khỏe tổng thể của mình, đặc biệt là những người tìm kiếm lợi ích về tim và kiểm soát cân nặng, nên đưa bơ vào chế độ ăn uống.

Vì sao người mắc bệnh thận không nên ăn bơ?

Bơ cực kỳ bổ dưỡng nhưng chúng cũng có thể gây rủi ro cho những người mắc bệnh thận hoặc các vấn đề liên quan.

Điều này chủ yếu là do hàm lượng kali cao chứa trong chúng. Chuyên gia dinh dưỡng Komal Malik (Ấn Độ) cho biết: “Thận khỏe mạnh sẽ điều chỉnh nồng độ kali trong cơ thể, nhưng khi chức năng thận bị tổn hại, kali có thể tích tụ trong m.áu, dẫn đến tình trạng gọi là tăng kali máu”.

Tổ chức Thận Quốc gia (Ấn Độ) báo cáo rằng tần suất tăng kali m.áu cao tới 40-50% ở những người mắc bệnh thận mãn tính. Trên thực tế, người ta phát hiện ra rằng có quá nhiều kali trong m.áu thực sự có thể gây nguy hiểm đáng kể cho sức khỏe.

Đối với những người mắc bệnh thận, tiêu thụ thực phẩm giàu kali, như bơ, có thể làm tăng nồng độ kali trong m.áu, gây ra bất thường về nhịp tim, yếu cơ hoặc thậm chí ngưng tim trong những trường hợp nghiêm trọng.

Theo Quỹ Thận Hoa Kỳ, tăng kali m.áu thậm chí có thể gây ra cơn đau tim hoặc t.ử v.ong. Vấn đề là, nhiều người bị tăng kali m.áu có thể không gặp các triệu chứng cho đến khi các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe tim phát triển.

5 loại thực phẩm khác cần tránh nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh thận

vi sao nguoi benh than khong nen an bo bd1 7121099

Chuối

Dochứa nhiều kali, chuối có thể làm tăng nồng độ kali trong m.áu, làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh thận.

Cam

Là một nguồn cung cấp kali cao, cam hoặc nước ép cam nên được hạn chế hoặc tránh đối với những người có vấn đề về thận.

Thịt chế biến

Thịt xông khói, xúc xích, thịt nguội và các loại thịt chế biến sẵn khác có nhiều natri và phốt pho, có thể làm căng thận và làm suy giảm chức năng thận.

Súp đóng hộp và bữa ăn đóng hộp

Những thứ này thường chứa hàm lượng natri cao, góp phần gây ra huyết áp cao và giữ nước, gây thêm căng thẳng cho thận.

Sản phẩm từ sữa

Sữa, phô mai và sữa chua có nhiều phốt pho và kali, vì vậy những người mắc bệnh thận nên tiêu thụ chúng ở mức độ vừa phải hoặc chọn các sản phẩm thay thế có hàm lượng phốt pho và kali thấp.

6 thực phẩm tốt nhất cho người mắc bệnh thận

Nên chọn thực phẩm ít kali, phốt pho và natri cho người có vấn đề về thận. Dưới đây là 6 loại thực phẩm tốt cho sức khỏe thận nên được đưa vào chế độ ăn uống của bạn:

Súp lơ

Ít kali và phốt pho, súp lơ giúp cơ thể bạn thải độc tố. Nó là một sự thay thế lành mạnh cho các loại rau củ có hàm lượng kali cao như khoai tây.

Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng là nguồn protein chất lượng cao tuyệt vời với hàm lượng phốt pho tối thiểu so với trứng nguyên quả. Chúng cung cấp các axit amin thiết yếu mà không cần bổ sung quá nhiều phốt pho vào chế độ ăn.

Bắp cải

Một loại rau có hàm lượng kali thấp khác là bắp cải rất giàu vitamin K và chất xơ. Nó có thể được kết hợp vào món salad, món xào hoặc súp để tăng thêm sự đa dạng cho chế độ ăn uống trong khi vẫn kiểm soát được mức kali.

Quả việt quất

Loại quả mọng này có hàm lượng kali thấp và chứa nhiều chất chống oxy hóa, khiến chúng trở thành một lựa chọn lành mạnh cho những người mắc bệnh thận để thỏa mãn cơn thèm ngọt.

Nho đỏ

Không giống như một số loại trái cây khác, nho đỏ có hàm lượng kali tương đối thấp và có thể cung cấp nước cũng như vị ngọt tự nhiên mà không ảnh hưởng đáng kể đến nồng độ kali.

Hành tây

Mặc dù hành tây có chứa một ít kali nhưng chúng thường được coi là an toàn ở mức độ vừa phải đối với những người mắc bệnh thận và khả năng tăng thêm hương vị cho các món ăn mà không bổ sung quá nhiều kali hoặc phốt pho.

Theo giới chuyên gia, bạn nên chọn thực phẩm một cách cẩn trọng để giữ cho thận luôn khỏe mạnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *