Trẻ ngộ độc thuốc, hóa chất: hiểm họa khôn lường

Thời gian qua, dù được các bác sĩ cảnh báo về sự nguy hại khi t.rẻ e.m bị ngộ độc thuốc, hóa chất nhưng nhiều vụ ngộ độc vẫn xảy ra.

Ngộ độc hóa chất sẽ gây mệt mỏi cả thể chất lẫn tinh thần cho bệnh nhân, nếu nặng thậm chí có thể dẫn tới t.ử v.ong.

Trẻ ngộ độc thuốc do sự bất cẩn của người lớn

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Nhi T.Ư đã tiếp nhận, điều trị kịp thời cho b.é g.ái H.T. (3 t.uổi ở Hà Nam) do ăn nhầm thuốc giảm cân của chị gái.

Bác sĩ Nguyễn Tân Hùng – Phó Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, trước khi vào viện, trẻ đã ăn nhầm 7/14 viên thuốc giảm cân được chị gái mua ở trên mạng về. Chỉ khi trẻ nôn nhiều, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, gia đình mới phát hiện và cho trẻ vào bệnh viện tỉnh cấp cứu và chuyển trẻ đến Bệnh viện Nhi T.Ư.

Tại đây, bệnh nhi được rửa dạ dày, sử dụng than hoạt tính, nhuận tràng kết hợp bồi phụ nước điện giải. Sau 4 ngày điều trị, sức khỏe trẻ trẻ ổn định.

tre ngo doc thuoc hoa chat hiem hoa khon luong e86 7127314

Bác sĩ khám cho trẻ điều trị tại khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi T.Ư.

Bác sĩ Hùng cho biết, loại thuốc giảm cân bệnh nhi ăn nhầm được chị gái mua về sử dụng không rõ nguồn gốc xuất xứ, được bán trôi nổi trên các trang mạng, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Đây là hồi chuông cảnh báo về hiểm họa khôn lường khi t.rẻ e.m bị ngộ độc thuốc.

Cũng tại Bệnh viện Nhi T.Ư, một bệnh nhi (13 t.uổi, ở Hà Nội) nhập viện do ngộ độc thuốc chuột. Trẻ có t.iền sử mắc bệnh trầm cảm có ý tưởng t.ự s.át. Trước đó, trẻ tự đặt mua trên mạng và uống 2 tuýp thuốc diệt chuột. Sau uống, trẻ nôn nhiều, chóng mặt, gia đình phát hiện, đưa trẻ đi cấp cứu.

Trẻ nhập viện trong tình trạng co giật toàn thân, được chẩn đoán ngộ độc thuốc diệt chuột Natri Fluoroacetat. Các bác sĩ đã hồi sức tích cực, chống suy hô hấp, cắt cơn giật, bồi phụ nước điện giải. Sau 20 ngày điều trị, sức khỏe trẻ ổn định, hết nôn và được xuất viện.

Theo bác sĩ Hùng, hàng năm, Bệnh viện Nhi T.Ư thường tiếp nhận nhiều trẻ đến cấp cứu do uống nhầm thuốc trừ sâu, dầu hỏa, thuốc diệt chuột, các chất gây nghiện, t.huốc a.n t.hần của người lớn,… Trong đó, một số trẻ v.ị t.hành n.iên ngộ độc thuốc diệt chuột do có ý định t.ự t.ử,… điều này dẫn đến các tổn thương nặng nề, thậm chí có trường hợp nguy kịch tính mạng.

Tương tự, các bệnh viện như Nhi đồng Cần Thơ, Bệnh viện Bạch Mai cũng thường xuyên tiếp nhận nhiều ca ngộ độc từ dịp Tết Nguyên đán đến nay.

Phòng tránh ngộ độc

Theo TS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, đối với thuốc diệt chuột Tetramine có tác dụng mạnh đối với hệ thần kinh, gây co giật toàn thân nặng nề. Ngộ độc xuất hiện rất nhanh, thường ngay khi đang ăn, uống phải chất này, nạn nhân bị co giật và ngã xuống, nhanh chóng t.ử v.ong do suy hô hấp. Khi nhập viện, các bệnh nhân thường phải thở máy vì tình trạng rất nặng.

“Mỗi gia đình cần cảnh báo rõ ràng về các hóa chất sử dụng trong nhà, mức độ độc hại của chúng với sức khỏe để người dân hạn chế sử dụng và nếu sử dụng phải có phương tiện phòng hộ đầy đủ. Các sản phẩm nhập khẩu cần có thông tin đầy đủ về hướng dẫn sử dụng, mức độ an toàn và các khuyến cáo khi sử dụng. Các hóa chất này cũng cần để xa tầm với của t.rẻ e.m và người già” – TS Nguyễn Trung Nguyên lưu ý.

Đối với các gia đình có trẻ nhỏ, cần để thuốc, hóa chất độc hại tránh xa tầm tay của trẻ, tốt nhất nên cất ở những nơi kín đáo, trẻ ít có cơ hội tiếp xúc. Người dân không đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống, các chai lọ có màu sắc bắt mắt thu hút sự chú ý của trẻ, tránh nhầm lẫn. Người dân không tự ý mua thuốc hay cho con uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, kể cả thuốc bổ, thực phẩm chức năng….

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ uống nhầm thuốc, hóa chất độc hại, khẩn trương đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.

Suýt m.ất m.ạng vì ngộ độc thuốc gây tê khi nhổ răng

Sau khi tiêm liều thuốc gây tê để chuẩn bị nhổ răng tại một phòng khám tư, nữ bệnh nhân lên cơn đau ngực, khó thở, co cứng toàn thân…

Thông tin từ Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận 1 ca bệnh cấp cứu nghi ngộ độc thuốc gây tê sau khi được gây tê bằng thuốc Lidocaine tại một phòng khám răng tư nhân trên địa bàn.

Bệnh nhân là Phạm T. H (40 t.uổi, trú tại TP Hạ Long, Quảng Ninh) được đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy cấp cứu trong tình trạng khó thở, đau ngực, chóng mặt, mắt nhìn mờ, co cứng toàn thân, huyết áp tăng, mạch nhanh.

Người nhà bệnh nhân cho biết, triệu chứng này xảy ra sau khi tiêm thuốc gây tê Lidocain. Bệnh nhân H. đã được phòng khám xử trí tiêm Adrenalin theo phác đồ phản vệ nhưng các triệu chứng không thuyên giảm.

Ngay khi tiếp nhận và khai thác thông tin, kíp trực cho kiểm tra và chẩn đoán nhanh bệnh nhân bị ngộ độc thuốc tê nên đã khẩn trương tiến hành các biện pháp cấp cứu, xử trí truyền tĩnh mạch dung dịch Lipid 20% theo phác đồ, kiểm soát đường thở.

Bệnh nhân được chuyển Khoa Hồi sức tích cực và chống độc để điều trị, theo dõi sát tình trạng. Sau 24h, huyết động của bệnh nhân ổn định, không còn các triệu chứng ngộ độc.

suyt mat mang vi ngo doc thuoc gay te khi nho rang ea0 7120839

Sau 24 giờ cấp cứu, huyết động của bệnh nhân ổn định, không còn các triệu chứng ngộ độc thuốc.

BSCKI Trần Công Cẩn – Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết: “Ngộ độc thuốc tê là tình trạng độc tính thuốc tê ảnh hưởng lên toàn thân, nổi trội ở hệ thần kinh trung ương và hệ tuần hoàn. Khi đưa thuốc tê vào cơ thể, thuốc sẽ được hấp thu vào mạch m.áu. Tính độc của thuốc tê sẽ ảnh hưởng các cơ quan trong cơ thể, ít hay nhiều tùy thuộc vào nồng độ thuốc tê trong m.áu cũng như phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh. Những triệu chứng ngộ độc ở hệ thần kinh trung ương bao gồm các biểu hiện kích thích từ nhẹ đến nặng như: bứt rứt, khó chịu, thay đổi vị giác, nói nhảm, co giật nhóm cơ ở vùng đầu mặt cổ, co giật toàn thân; hoặc ức chế (lơ mơ, giảm đáp ứng, ngủ gà, thậm chí hôn mê).

Các triệu chứng ngộ độc thuốc tê ở hệ tuần hoàn trong giai đoạn đầu có biểu hiện như: huyết áp tăng, tim đ.ập nhanh, vã mồ hôi. Ở giai đoạn muộn sẽ có biểu hiện ức chế như: nhịp tim chậm, rối loạn dẫn truyền thần kinh tim, huyết áp tụt và nặng nhất là ngưng tuần hoàn, dẫn đến tử vong”.

Cũng theo bác sĩ Cẩn, ngộ độc thuốc gây tê là một biến chứng hiếm gặp và rất nguy hiểm nếu không được xử trí cấp cứu kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *