Tỏi không chỉ là loại gia vị phổ biến mà còn chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là giúp tăng cường khả năng miễn dịch.
Tuy nhiên, một số vấn đề sức khỏe sẽ khiến người mắc cần hạn chế ăn tỏi.
Tỏi có chứa sulfur, glycosides, vitamin B, phốt pho, magiê, canxi, kali và nhiều khoáng chất khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy tỏi có thể giúp góp phần kiểm soát huyết áp, cải thiện cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cải thiện sức khỏe xương và nhiều lợi ích khác, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Những người bị bệnh lupus cần tránh ăn tỏi. Ảnh PEXELS
Tuy nhiên, những người mắc bệnh lupus cần tránh ăn tỏi. Lupus là loại bệnh tự miễn dịch, khiến hệ miễn dịch hoạt động quá mức và tấn công các mô, cơ quan khỏe mạnh trong cơ thể. Khớp, da, thận, tế bào m.áu, não, tim và phổi đều có thể bị ảnh hưởng do bệnh lupus.
Lợi ích giúp tăng cường miễn dịch của tỏi cũng chính là nguyên nhân khiến người bị lupus nên tránh ăn tỏi. Trong tỏi có chứa allicin, ajoene và thiosulfinates. Đây đều là những chất giúp cải thiện số lượng bạch cầu, từ đó cải thiện chức năng miễn dịch, giúp người bị cảm lạnh mau khỏi. Tuy nhiên, với bệnh tự miễn lupus, các dưỡng chất này của tỏi sẽ kích thích hệ miễn dịch hoạt động quá mức. Hệ quả là có thể khiến các triệu chứng của lupus thêm nghiêm trọng.
Người bệnh lupus có thể cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau cơ và khớp sau khi ăn tỏi. Dù ăn một ít tỏi có thể không kích hoạt các triệu chứng này nhưng các chuyên gia khuyến cáo để an toàn thì cần tránh dùng tỏi khi nấu ăn cho người mắc lupus.
Ngoài ra, người bị lupus cũng nên tránh ăn cỏ linh lăng và mầm cỏ linh lăng. Loại thảo dược này cũng có tác dụng kích thích hệ miễn dịch và khiến người bị lupus gặp vấn đề tương tự như tỏi.
Không chỉ lupus, những người không dung nạp fructan, một loại chất xơ có nhiều trong tỏi cũng không nên ăn tỏi. Fructan có thể khiến người mắc bị đầy hơi nếu ăn tỏi.
Những ai mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng cần hạn chế ăn tỏi. Nguyên nhân là do chất allicin trong tỏi có thể làm tăng a xít dạ dày và kích thích ợ nóng.
Cuối cùng, những người bị dị ứng với tỏi, mắc rối loạn c.hảy m.áu hoặc sắp phẫu thuật cũng cần tránh tỏi. Nguyên nhân là vì tỏi có những chất có tác dụng làm loãng m.áu và có thể làm m.áu c.hảy nhiều hơn khi phẫu thuật, theo Healthline.
Loại quả bán ngoài chợ quanh năm có thể phòng ung thư
Quả cà chua có nhiều tác dụng tốt cho hệ tim mạch, phòng ngừa ung thư và là một phần quan trọng trong chế độ ăn Địa Trung Hải nổi tiếng lành mạnh.
Ăn quá nhiều cà chua có bất lợi cho cơ thể không thưa bác sĩ? Chế biến quả này như thế nào để giữ được nhiều dinh dưỡng nhất? (Hải Anh, TP.HCM).
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3, tư vấn:
Quả cà chua rất giàu vitamin, khoáng chất bao gồm vitamin A, C, K, B6, folate và thiamin; giàu kali, mangan, magiê, canxi, phốt pho, đồng, chất xơ và protein. Một cốc nước ép cà chua chứa 534mg kali.
Đặc biệt, trong thành phần cà chua còn có một số hợp chất hữu cơ như lycopene, quercetin, kaempferol, lutein, zeaxanthin, carotenoid, bioflavonoid, axit coumaric và axit chlorogenic… tốt cho sức khỏe của con người.
Cà chua là loại quả có thể chế biến nhiều món ăn. Ảnh: FA
Cà chua chứa tất cả 4 loại carotenoid chính: alpha và beta-carotene, lutein và lycopene. Lycopene được cho có hoạt tính chống oxy hóa cao nhất trong tất cả carotenoid. Đây cũng là một phần quan trọng trong chế độ ăn Địa Trung Hải nổi tiếng lành mạnh.
Một số lợi ích của quả cà chua với sức khỏe con người gồm giảm cholesterol, hạ huyết áp và phòng ngừa bệnh tim mạch, chống nhiễm toan, tăng cường miễn dịch, chống nắng, giúp xương chắc khỏe, cải thiện thị giác…
Người ta phát hiện ra rằng tiêu thụ nhiều rau và trái cây tươi có mối liên hệ với việc giảm thiểu nguy cơ mắc các loại ung thư khác nhau. Tiêu thụ vitamin C tăng lên có liên quan đến giảm khả năng mắc ung thư phổi, miệng, dây thanh âm, họng, đại tràng-trực tràng, dạ dày và thực quản. Các loại trái cây như cà chua, cam, lựu rất giàu vitamin C do đó có khả năng phòng loại bệnh này.
Chúng ta cần lưu ý, quả cà chua to hay nhỏ không quan trọng bằng màu sắc. Quả cà chua căng bóng, chín mọng, có màu càng đỏ thì càng chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là lycopene, betacarotene, thành phần chống oxy hóa khác và vitamin C. Để bảo toàn hầu hết các dưỡng chất, nên dùng cà chua tươi, xay nhuyễn.
Ngoài ra, hàm lượng axit oxalic trong cà chua (5,3mg/100g ) – chất tạo thành muối canxi không hòa tan, có thể kết tủa dưới dạng sỏi thận. Bởi vậy, mọi người nên tiêu thụ vừa phải cà chua và ngừng ăn nếu mắc bệnh về dạ dày tá tràng.
Chúng ta nên chọn những quả cà chua tươi nhất, vỏ mịn, mềm, độ sệt vừa phải (không quá cứng cũng không quá mềm). Loại quả này có thể bảo quản tốt ở tủ lạnh từ 6 đến 8 ngày nếu giữ nguyên quả và không quá 2 ngày nếu bảo quản ở dạng nước trái cây tươi.