Nghiên cứu được trình bày tại phiên họp của Hiệp hội Tim mạch Mỹ năm 2024, diễn ra từ ngày 18 đến ngày 21.3, đã phát hiện tiếp xúc với thời tiết nắng nóng có thể làm tăng tình trạng viêm và làm suy giảm hệ thống miễn dịch, từ đó đẩy nhanh sự tiến triển của bệnh tim mạch.
Viêm là một phần bình thường của cơ thể khi bị chấn thương hoặc n.hiễm t.rùng. Tuy nhiên, viêm kéo dài hàng tuần đến hàng tháng hoặc xảy ra ở các mô khỏe mạnh sẽ gây tổn hại và dẫn đến tích tụ mảng bám trong động mạch. Điều này có thể dẫn đến xơ vữa động mạch, theo trang tin y tế News Medical.
Tiếp xúc với thời tiết nắng nóng có thể làm tăng tình trạng viêm và làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Ảnh Pexels
Nghiên cứu, do tiến sĩ Daniel W. Riggs, Phó giáo sư y khoa tại Viện Môi trường Christina Lee Brown thuộc Đại học Louisville ở Louisville (Mỹ) dẫn đầu, bao gồm 624 người tham gia, ở độ t.uổi trung bình khoảng 50.
Các tác giả đã xem xét mối liên quan giữa nhiệt độ cao đối với các dấu hiệu viêm và phản ứng miễn dịch trong cơ thể để nghiên cứu các tác động ngắn hạn của việc tiếp xúc với nhiệt.
Kết quả họ đã phát hiện ra rằng tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể làm suy yếu khả năng ghi nhớ các loại virus và vi trùng của các tế bào miễn dịch, đồng thời cơ thể sẽ sản xuất quá mức các phân tử có thể dẫn đến viêm nhiễm.
Cụ thể, nhiệt độ tăng cao sẽ dẫn đến sự gia tăng mức độ của các dấu hiệu chính của tình trạng viêm, gồm số lượng bạch cầu, số lượng tế bào sát thủ tự nhiên T và yếu tố hoại tử khối u trong m.áu. Đồng thời cũng xảy ra sự sụt giảm tế bào B, cho thấy hệ thống miễn dịch thích ứng của cơ thể ghi nhớ các loại virus và vi trùng cụ thể và tạo ra kháng thể để chống lại chúng, đã bị hạ thấp.
Người lớn trên 60 t.uổi, người mắc bệnh tim mạch đặc biệt có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch và t.ử v.ong liên quan đến nhiệt.Ảnh Pexels
Với nhiệt độ toàn cầu ngày càng tăng, mối liên quan giữa tiếp xúc với nhiệt và sự suy yếu tạm thời của hệ thống miễn dịch là mối lo ngại vì nhiệt độ và độ ẩm được biết đến là những yếu tố môi trường quan trọng dẫn đến lây truyền bệnh truyền nhiễm qua không khí.
Vì vậy, trong những ngày nắng nóng, mọi người có thể có nguy cơ tiếp xúc với nhiệt cao hơn, họ cũng có thể dễ mắc bệnh hoặc viêm nhiễm hơn.
Tiến sĩ Riggs giải thích: Người lớn trên 60 t.uổi và người mắc bệnh tim mạch đặc biệt có nguy cơ mắc các biến cố tim mạch và t.ử v.ong liên quan đến nhiệt, theo News Medical.
Tiến sĩ Riggs khuyên: Trong các đợt nắng nóng, mọi người có thể giảm bớt sự tiếp xúc bằng cách ở trong nhà khi nhiệt độ cao nhất và ánh nắng mặt trời mạnh nhất, vào bóng râm, mặc quần áo nhẹ, thoáng khí và uống nhiều nước.
Điều quan trọng là bệnh nhân tim mạch cần biết về nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do tiếp xúc với nhiệt.
Nguy hiểm bệnh mùa nắng nóng
Thời tiết tại Đồng Nai đang tiếp tục nắng nóng gay gắt, thường xuyên kéo dài trên diện rộng với nền nhiệt cao từ 36-380C, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là người già và t.rẻ e.m, những nhóm đối tượng có sức đề kháng miễn dịch yếu.
Bác sĩ chuyên khoa I Chế Quang Thống, Trưởng khoa Nội tổng hợp 2, Bệnh viện Đồng Nai – 2 thăm khám cho bệnh nhân bị suy hô hấp điều trị tại bệnh viện. Ảnh: H.Dung
Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần lưu ý bảo vệ sức khỏe để tránh những vấn đề đáng tiếc xảy ra.
* Gia tăng bệnh nhân nhập viện cấp cứu
Mới đây, bà B.T.A. (ngụ phường Tân Tiến, thành phố Biên Hòa) phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng mệt mỏi, khó thở. Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán bà A. bị tăng huyết áp khẩn trương, đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim thiếu m.áu cục bộ, theo dõi bị tai biến mạch m.áu não.
Con gái bà A., chị Phạm Thị Thu Thủy cho hay, bà A. bị tăng huyết áp nhưng không thường xuyên uống thuốc. Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng khó chịu khiến sức khỏe của bà giảm sút rõ rệt, hay bị khó thở.
Còn ông N.V.V. (60 t.uổi, ngụ phường An Bình, thành phố Biên Hòa) đột ngột sốt 400C, rơi vào trạng thái lơ mơ nên được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu. Kết quả thăm khám cho thấy ông V. bị viêm phổi, n.hiễm t.rùng huyết, theo dõi n.hiễm t.rùng đường mật kèm bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có khoảng 150 ngàn người c.hết do các bệnh có liên quan đến nhiệt độ tăng cao như: tim mạch, hô hấp, tiêu chảy…
Bác sĩ chuyên khoa I Chế Quang Thống, Trưởng khoa Nội tổng hợp 2, Bệnh viện Đồng Nai – 2 cho biết, nhiệt độ tăng cao, nắng nóng kéo dài là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, côn trùng gây bệnh trong thực phẩm sinh sôi nhanh chóng. Do đó, ngoài các bệnh về tim mạch và thần kinh (tăng huyết áp, nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ não), người dân thường mắc các loại bệnh về đường hô hấp như: viêm phổi, viêm họng, sốt virus, sốt phát ban, tay chân miệng (đối với trẻ nhỏ); các bệnh đường tiêu hóa như: tiêu chảy, ngộ độc thức ăn. Đặc biệt, những người dân lao động thường xuyên làm việc trực tiếp dưới tia tử ngoại của ánh nắng mặt trời có thể bị sốc nhiệt, bỏng nhiệt, say nắng, kiệt sức, mất nước, chuột rút…
Cũng theo bác sĩ Chế Quang Thống, vài tuần trở lại đây, số lượng bệnh nhân nhập viện cấp cứu, điều trị các bệnh nói trên tại bệnh viện có xu hướng tăng cao. Trong đó, hơn 50% bệnh nhân là người lớn t.uổi, chủ yếu điều trị ở các khoa nội có các chuyên khoa tương ứng như: truyền nhiễm, tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, thần kinh.
“Bệnh viện chuẩn bị đầy đủ nhân lực, trang thiết bị máy móc, thuốc men để luôn sẵn sàng khám, điều trị trong tình huống bệnh nhân gia tăng đột biến khi có sự cố hàng loạt về sức khỏe. Tại khu vực của Khoa Cấp cứu, Khoa Khám bệnh luôn có đội ngũ nhân viên y tế trực nhằm tiếp nhận hỗ trợ bệnh nhân nhanh chóng” – bác sĩ Thống nói.
* Những biện pháp bảo vệ sức khỏe mùa nắng nóng
Để hạn chế tối đa những ảnh hưởng có hại đến sức khỏe khi thời tiết nắng nóng, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần bổ sung đầy đủ, điều độ nước hàng ngày, thậm chí hàng giờ để chống nắng nóng và bù lượng nước bị mất đi. Đây chính là biện pháp đầu tiên, dễ thực hiện và rất hiệu quả để chống nắng nóng. Tuy nhiên, không nên uống nước đá, nước lạnh hay nước ngọt có gas, bởi nó chỉ khiến cơ thể thêm phần mất nước. Người dân nên chọn các loại nước như: nước lọc, nước ép trái cây, nước ép rau xanh nguyên chất, nước bù điện giải. Người lớn nên cung cấp đủ từ 1,6-2,5 lít nước/ngày, tùy trọng lượng cơ thể và điều kiện làm việc.
Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, rối loạn tiêu hóa, người dân cần ăn chín uống sôi, chọn thức ăn dễ tiêu hóa, thức ăn nhiều nước; ăn nhiều thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể để chống nắng nóng như: trái cây, rau xanh, sữa chua, sữa tươi. Thức ăn nên chế biến để ăn đủ trong một bữa, không nên bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh lâu quá một bữa ăn.
Người dân nên mặc đồ nhẹ, rộng, chất liệu dễ thoát mồ hôi. Khi ra đường cần mặc kín, tránh quần áo quá dày và tối màu, vì sẽ dễ hấp thụ nhiệt; đội mũ rộng vành, ưu tiên loại có các lỗ thông hơi; đeo kính mát để bảo vệ mắt. Ngoài ra, cần tắm rửa thường xuyên và giữ vệ sinh sạch sẽ để tránh mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh về da.
Giữ nhà cửa thông thoáng, cần mở hết cửa sổ nếu nhiệt độ bên ngoài gần bằng hoặc thấp hơn nhiệt độ trong nhà, giúp điều hòa không khí tự nhiên, đưa nhiệt ra ngoài và gia tăng luồng luân chuyển không khí trong nhà.
Lưu ý tắt hết đèn, các thiết bị điện không cần thiết vì các thiết bị này tỏa nhiệt nóng.
Nếu cần thiết phải ra nắng thì cần cố gắng chỉ ra nắng trong thời gian ngắn và nên thoa kem chống nắng với chỉ số SPF ít nhất là 15. Ngay khi cơ thể có cảm giác mệt và say nắng, cần nhanh chóng tránh ánh nắng chiếu trực tiếp, đặc biệt là tránh nắng vào khoảng 11-15h, vì đây là thời gian ánh nắng nguy hiểm nhất.
Không nên tập thể dục quá nhiều vào các thời điểm nắng gắt trong ngày, nên tập vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn. Nếu thấy khó thở được hoặc tim đ.ập mạnh, cần dừng tập và cố gắng làm mát cơ thể như xả nước mát, uống nước điện giải. Nghỉ ngơi nếu thấy lả người hay hoa mắt, chóng mặt.
Nếu sử dụng máy điều hòa, nên để nhiệt độ từ 26-270C và hạn chế thay đổi môi trường đột ngột từ trong nhà điều hòa ra ngoài trời nắng nóng, hoặc ngược lại. Hướng gió tránh ngược từ dưới lên, tránh để gió thẳng vào mặt mũi vì dễ gây viêm nhiễm hô hấp.
Người dân cần tăng cường vệ sinh cá nhân bằng cách thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt là trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh. Những người có bệnh lý nền nên tái khám định kỳ tại các cơ sở y tế để được theo dõi chặt chẽ và tư vấn điều trị kịp thời.