Đà Nẵng tăng cường công tác phòng, chống bệnh Dại

Thực hiện Công điện số 22-CĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ và Công văn 1028/BYT-DP từ Bộ Y tế về việc thực hiện nghiêm và triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống bệnh dại, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vừa có chỉ đạo các sở, ban, ngành, hội đoàn thể, UBND các quận, huyện và các cơ quan đơn vị liên quan tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại.

da nang tang cuong cong tac phong chong benh dai a89 7127268

UBND phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ tổ chức lực lượng xử lý chó, mèo thả rông để phòng ngừa bệnh Dại.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Sở Y tế có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn và giám sát chặt chẽ thông tin, đảm bảo hiệu quả công tác phòng chống bệnh dại trên địa bàn thành phố.

Được biết, mùa hè thời tiết nắng nóng là môi trường thuận lợi để bệnh dại bùng phát mạnh nhất, đỉnh điểm vào khoảng tháng 5 đến tháng 8. Tuy nhiên, hiện nay người dân ở nhiều địa phương vẫn chưa nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh dại và rất chủ quan trong việc nuôi thả động vật, đặc biệt là chó, mèo, dẫn đến nguy cơ lây truyền bệnh.

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh dại là bệnh lây truyền từ động vật sang người nguy hiểm do virus dại gây ra, thường tác động lên hệ thần kinh, tỷ lệ t.ử v.ong rất cao (gần như 100%). Người bị mắc bệnh dại do bị lây truyền virus dại qua vết cắn, vết cào, liếm của động vật bị dại trên da bị tổn thương (thường là chó, mèo). Thống kê từ Bộ Y tế, năm 2023, cả nước có 82 người c.hết do bệnh dại, tăng 12 trường hợp so với năm 2022. Trong đó, miền Bắc có ca bệnh dại cao nhất (chiếm 37,8%), tiếp đến là miền Nam và Tây Nguyên (24,4%), miền Trung (13,4%). Tuy nhiên, khu vực miền Nam và Tây Nguyên gia tăng ca bệnh dại liên tiếp trong những năm gần đây, tỷ lệ t.rẻ e.m dưới 15 t.uổi bị bệnh dại chiếm 34%. Nguồn lây truyền chủ yếu dẫn đến t.ử v.ong là do bị các động vật: chó (80%), mèo (18%), dơi (0,1%) và các động vật khác như chuột, khỉ (1%). Từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc tiếp tục gia tăng đột biến, có 27 trường hợp t.ử v.ong do dại, tăng 16 ca so với cùng kỳ năm ngoái. Đã có 16/63 tỉnh ghi nhận ca bệnh dại trên người, trong đó khu vực miền Trung ghi nhận số ca bệnh dại t.ử v.ong gia tăng đột biến, hiện đang cao nhất trên cả nước với 10 ca.

Nguyên nhân trực tiếp gây t.ử v.ong do dại trên người chủ yếu do động vật nghi dại cắn không được tiêm phòng vaccine hoặc tiêm không đúng quy định. Có 81/82 trường hợp t.ử v.ong đều không đi tiêm vaccine điều trị dự phòng bệnh dại sau khi bị chó cắn, 1 trường hợp có tiêm vaccine nhưng không tiêm vaccine kháng dại.

da nang tang cuong cong tac phong chong benh dai 0a8 7127268

Phường Hòa Xuân ra quân xử lý chó, mèo thả rông.

Ở TP Đà Nẵng, từ đầu năm 2024 đến nay, tại Phòng khám của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng) đã tiếp nhận và tiêm huyết thanh phòng bệnh dại cho 18 trường hợp bị chó, mèo cắn và tiêm 801 liều vaccin phòng bệnh dại cho khoảng 160 người. Đáng chú ý là trong 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, toàn thành phố có 196 người đến các cơ sở để tiêm vaccine phòng dại sau phơi nhiễm, 12 người tiêm huyết thanh kháng dại.

Để tăng cường thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống bệnh này, CDC Đà Nẵng đã chỉ đạo Trung tâm Y tế các quận, huyện, các đơn vị khám, chữa bệnh, các đơn vị tiêm chủng trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống. Cụ thể, đầu tháng 4-2024 các quận, huyện trên địa bàn toàn thành phố sẽ triển khai việc tiêm phòng bệnh dại cho động vật nuôi. UBND các quận, huyện tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền về tính chất nguy hiểm, các dấu hiệu nhận biết, biện pháp xử lý, phòng chống bệnh dại ở người và vật nuôi. Qua đó, hướng dẫn người bị chó, mèo cắn xử lý y tế ban đầu và đến các cơ sở y tế để được điều trị dự phòng kịp thời.

Vận động chủ vật nuôi có trách nhiệm đăng ký, khai báo với UBND phường việc nuôi chó, mèo; tiêm vaccine phòng bệnh dại theo quy định.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bệnh dại hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được.Theo đó, người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vaccine phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm. Không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo. Khi bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Sau đó, vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc cồn iod; hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương. Kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vaccine phòng dại, huyết thanh kháng dại; tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị.

Nguy cơ bệnh dại bùng phát

Bệnh dại là một trong những bệnh nguy hiểm và có thể lây từ chó, mèo sang người. Bệnh dại chưa có thuốc đặc trị, người bị bệnh dại gần như 100% t.ử v.ong.

Do đó, tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo là cách phòng chống dịch bệnh tốt nhất. Tuy nhiên, do ý thức người nuôi chưa cao, tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo đạt thấp nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh là rất cao.

Năm nay, bệnh dại được ghi nhận “vào mùa sớm” hơn so với các năm trước, do thời tiết nắng nóng kéo dài như hiện nay. Theo báo cáo từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, từ đầu năm đến nay, trong tỉnh đã xảy ra 2 ổ dịch bệnh dại trên chó, ở xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau và xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển. Hiện nay, ổ dịch tại xã Lý Văn Lâm chưa qua 21 ngày. áng quan tâm, gần đây trên địa bàn xã Tân Phú, huyện Thới Bình, đã có trường hợp t.ử v.ong do bệnh dại. Theo người nhà nạn nhân, người này bị chó cắn trước đây khoảng 1 tháng nhưng không tiêm phòng vắc xin kháng dại.

Theo thống kê của ngành chức năng, trong năm 2023, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 26 ổ dịch tại 16 xã, phường của 8/9 huyện và TP Cà Mau. Trước nguy cơ tái bùng phát bệnh dại, Sở Y tế tỉnh vừa chỉ đạo các địa phương triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại.

nguy co benh dai bung phat 205 7126687

Trước nguy cơ bùng phát bệnh dại trên chó, mèo, UBND Phường 8, TP Cà Mau, ra quân bắt chó thả rông.

Bà Tô Nguyệt Tiên, Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y TP Cà Mau, cho biết, thời tiết giao mùa nắng nóng như hiện nay là một trong những điều kiện thuận lợi để phát sinh các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi, trong đó có bệnh dại trên chó, mèo. ể chủ động phòng, chống bệnh dại, Trạm phối hợp cán bộ thú y các xã, phường thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh dại cho vật nuôi.

Bà Tiên khuyến cáo, người bị chó, mèo cắn, cào hoặc đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh phải xử lý vết thương và tiêm phòng bệnh dại, tuyệt đối không tự ý điều trị bằng thuốc nam.

Ông Trần Quyết Toán, Phó chủ tịch UBND xã Lý Văn Lâm, TP Cà Mau, cho biết, đối với ổ dịch tại ấp Chánh, đã tiêu hủy 4 con chó mắc bệnh, trọng lượng 35 kg; cán bộ thú y địa phương cũng tiến hành phun, xịt thuốc sát trùng để bao vây ổ dịch, tránh tình trạng lây lan. “Tổng đàn chó, mèo trên địa bàn xã hiện tại trên 1.400 con. Tuy nhiên, công tác tiêm phòng những năm qua đạt thấp, mới trên 50%”, ông Toán lo lắng.

nguy co benh dai bung phat ac4 7126687

Hiện nay, nhiều hộ gia đình vẫn có thói quen thả rông chó ra đường mà không đeo rọ mõm, không tiêm phòng vắc-xin phòng bệnh dại. Tình trạng này làm mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy hiểm cho người đi đường.

Bà Tô Nguyệt Tiên cho biết, năm 2023, tỷ lệ tiêm phòng trong tổng đàn chó trên địa bàn toàn thành phố đạt khá thấp, chỉ tiêm được 1.410 liều vắc xin trên tổng số gần 9 ngàn con chó. Những tháng đầu năm 2024, địa phương mới tiêm bổ sung thêm 200 con. Như vậy, tính từ năm 2023 đến nay, toàn thành phố chỉ tiêm được 1.610 con trên tổng số 8.976 con.

“Việc tiêm phòng đạt thấp là do tình trạng khan hiếm vắc xin trong năm 2023. Một thực tế khác, khi tiến hành tiêm phòng miễn phí thì tỷ lệ tiêm đạt cao, nhưng khi tiêm thu phí thì đạt thấp, vì nhiều lý do. Trong đó, lý do lớn nhất vẫn là sự hợp tác của người dân chưa cao, đã làm cho bệnh dại trên địa bàn đang có nguy cơ bùng phát”, bà Tô Nguyệt Tiên cho biết thêm.

Trong khi đó, theo nghiên cứu của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tỷ lệ đàn chó được tiêm vắc xin bệnh dại phải đạt từ 70% trở lên thì mới có thể loại trừ nguy cơ lây lan bệnh dại trong cộng đồng.

Tiêm vắc xin phòng, chống bệnh dại cho đàn chó, mèo là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống bệnh dại lây truyền từ động vật sang người. Do vậy, người nuôi cần thực hiện tốt công tác tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe cho đàn vật nuôi, cũng chính là bảo vệ tính mạng cho bản thân và cộng đồng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *