Nam bệnh nhân H.V.T (61 t.uổi, ngụ Bình Tân, TP.HCM) đột ngột yếu nửa người bên phải, được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Ngày 26.3, bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Mai Uyên, Trưởng khoa Nội thần kinh – Đột quỵ, Bệnh viện Gia An 115, cho biết người bệnh được đưa đến cấp cứu với các triệu chứng của cơn đột quỵ cấp, do đó quy trình Code Stroke (quy trình cấp cứu đột quỵ cấp) nhanh chóng được kích hoạt, các bác sĩ tiến hành các cận lâm sàng cần thiết để xác định tình trạng đột quỵ.
Kết quả chụp CT não cho thấy, người bệnh bị nhồi m.áu não rải rác bán cầu trái, tắc động mạch não giữa trái đoạn M1 và được chẩn đoán đột quỵ nhồi m.áu não cấp, trên nền bệnh nhân đang điều trị tăng huyết áp và đái tháo đường loại 2. Người bệnh được cấp cứu ngay trong giờ thứ hai kể từ khi có triệu chứng đột quỵ (trong “thời gian vàng”) và đáp ứng đủ các điều kiện để điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết nên các bác sĩ đã tiến hành dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch, sau đó can thiệp lấy huyết khối đường động mạch.
“Tuy nhiên sau khi lấy huyết khối, quan sát kỹ, các bác sĩ nhận thấy người bệnh vẫn còn xơ vữa gây hẹp đoạn M1 động mạch não giữa trái, diễn tiến tái tắc mạch sau đó, nguy cơ nhồi m.áu não tiến triển nặng lên (vùng nhồi m.áu lớn hơn) gây nguy hiểm cho bệnh nhân”, bác sĩ Uyên chia sẻ.
Vì vậy, ê kíp phải dùng bóng nong ép các mảng xơ vữa vào thành động mạch, giúp m.áu lưu thông. Toàn bộ quy trình can thiệp được thực hiện gấp rút, nhanh gọn ngay trong “thời gian vàng”. Người bệnh tiếp tục được điều trị bằng thuốc kháng kết tập tiểu cầu, kiểm soát huyết áp, đường huyết… và xuất viện sau đó 5 ngày trong tình trạng ổn định.
Người bệnh vận động tập luyện sau hồi phục. Ảnh G.A
Bác sĩ Uyên cho biết, thời gian là yếu tố quan trọng hàng đầu trong cấp cứu đột quỵ. Được cấp cứu kịp thời trong “thời gian vàng” sẽ giúp người bệnh tăng khả năng vượt qua cơn đột quỵ cũng như hạn chế tối đa di chứng sau đột quỵ. Với đột quỵ nhồi m.áu não – loại đột quỵ chiếm tỷ lệ phố biến tới 80-85%, thời gian vàng để tiêm thuốc tiêu sợi huyết là dưới 4,5 giờ kể từ khi khởi phát triệu chứng. Kỹ thuật lấy huyết khối cơ học trong trường hợp được sử dụng kết hợp ngay sau khi dùng thuốc tiêu sợi huyết tĩnh mạch cũng với cửa sổ 4,5 giờ. Điều trị đột quỵ càng sớm, hiệu quả càng cao, tỷ lệ di chứng càng thấp.
Người bị thiếu m.áu não thoáng qua nên tầm soát đột quỵ bao lâu một lần?
Cơn thiếu m.áu não thoáng qua là một giai đoạn tạm thời của các triệu chứng tương tự như đột quỵ.
Cơn thiếu m.áu não thoáng qua thường chỉ kéo dài vài phút và không gây ra tổn thương vĩnh viễn. Vậy người bị thiếu m.áu não thoáng qua nên tầm soát đột quỵ bao lâu một lần?
Cơn thiếu m.áu não thoáng qua có thể là một cảnh báo của đột quỵ, thường được gọi là đột quỵ nhỏ. 1 trong 3 người bị cơn thiếu m.áu não thoáng qua cuối cùng sẽ bị đột quỵ, với khoảng một nửa xảy ra trong vòng một năm sau cơn thiếu m.áu não thoáng qua. Vậy người bị thiếu m.áu não thoáng qua nên tầm soát đột quỵ bao lâu một lần?
Thiếu m.áu não thoáng qua và đột quỵ
Với quan điểm về cơn thiếu m.áu não thoáng qua trước đây, mọi người nghĩ rằng đó là điều bình thường, nó là lành tính và sẽ phục hồi sau. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng minh rằng khoảng 80% những trường hợp bệnh nhân có cơn thiếu m.áu não thoáng qua sẽ trở thành đột quỵ trong vòng khoảng 6 tháng.
Bệnh nhân đột quỵ tùy theo nguyên nhân gây ra cơn thiếu m.áu não thoáng qua. Ví dụ như bị nghẹt mạch m.áu 90%, nó không kéo dài 6 tháng mà trong vài giờ bệnh nhân sẽ rơi vào cơn thiếu m.áu não thực sự, sau đó họ sẽ bị đột quỵ, nặng hơn có thể dẫn đến hôn mê.
Cơn thiếu m.áu não thoáng qua được cảnh báo là cơn đột quỵ nhẹ. Người ta cảnh báo dấu hiệu đột quỵ nhẹ và dấu hiệu đột quỵ sớm đều là một.
Thiếu m.áu não thoáng qua được miêu tả qua các triệu chứng chóng mặt và yếu tay chân. Cơn chóng mặt này sẽ kèm theo các yếu tố điển hình như tê yếu tay chân nửa bên cơ thể, liên quan đến giọng nói đớ (không còn kiểm soát được giọng nói của mình được nữa).
Các dấu hiệu và triệu chứng của thiếu m.áu não thoáng qua giống với những triệu chứng được phát hiện sớm trong cơn đột quỵ và có thể bao gồm khởi phát đột ngột:
Yếu, tê hoặc liệt ở mặt, cánh tay hoặc chân, thường ở một bên cơ thể.
Nói lắp hoặc thay đổi giọng nói hoặc lời nói khó hiểu.
Mù một hoặc cả hai mắt hoặc nhìn đôi.
Chóng mặt hoặc mất thăng bằng hoặc phối hợp.
Nếu có 3 – 4 dấu hiệu cộng lại của cơn thiếu m.áu não thoáng qua điển hình, chúng ta có thể khẳng định rằng đó là dấu hiệu của t.iền đột quỵ, sắp đi vào giai đoạn đột quỵ chứ không phải thoáng qua.
Cơn thiếu m.áu não thoáng qua có thể là một cảnh báo của đột quỵ.
Cần kiểm soát khi có biểu hiện thiếu m.áu não thoáng qua
Đối với những người có biểu hiện cơn đột quỵ nhẹ cần phải được tầm soát ít nhất một lần bằng những xét nghiệm cơ bản. Đây là những xét nghiệm không quá tốn kém đối với các bệnh nhân: Đường huyết, ion m.áu, siêu âm tim, đo điện tim, đo huyết áp và chụp X-quang phổi… là những xét nghiệm thường quy.
Nếu như bệnh nhân có điều kiện, có thể chụp phim cộng hưởng từ (MRI 1.5 Tesla, MRI 3 Tesla) để khảo sát mạch m.áu não. MRI 3 Tesla là xét nghiệm hoàn toàn không xâm lấn và chính xác để đ.ánh giá bệnh nhân có bị phình, hẹp hoặc tắc nghẽn mạch m.áu hay không. Trước đây, việc tầm soát này là không thể. Ngày nay, chúng ta đã có thể xem rõ được những mạch m.áu não của mình.
Sau khi tầm soát, nếu mức độ mạch m.áu hẹp từ 90% trở lên, chúng ta sẽ điều trị bằng công nghệ ít xâm lấn như can thiệp đặt stent, nong mạch m.áu, hoặc những biện pháp kiểm soát đặc biệt. Nếu mạch m.áu chỉ hẹp dưới 50%, chúng ta có thể kiểm soát bằng thuốc uống. Đặc biệt phải bỏ t.huốc l.á, rượu bia và tăng cường tập thể dục. Những phương pháp này có thể cải thiện sức khỏe, việc đó hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí và nghị lực của bệnh nhân.
Những trường hợp sau khi tầm soát có kết quả khỏe mạnh bình thường, thì 5 – 10 năm mới cần phải chụp lại. Lúc này có thể an tâm hơn về sức khỏe của mình, tuy nhiên như vậy không có nghĩa là về nhà sẽ uống rượu bia, t.huốc l.á thả ga.
Với những người có nguy cơ đột quỵ, bác sĩ sẽ cho liệu trình theo dõi một cách phù hợp. Có thể trong vòng 3 tháng, 6 tháng, 1 năm họ cần phải kiểm tra lại, thời gian lâu hay mau phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân. Bệnh nhân có những triệu chứng nhẹ sẽ kiểm tra lại nếu cơ thể có những rối loạn bất thường.
Vì cơn thiếu m.áu não thoáng qua thường xảy ra vài giờ hoặc vài ngày trước khi đột quỵ, nên việc thăm khám y tế ngay sau khi xảy ra thiếu m.áu não thoáng qua là điều cần thiết. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn nghi ngờ mình đã bị thiếu m.áu não thoáng qua. Đ.ánh giá kịp thời và xác định các tình trạng có thể sẽ giúp bạn ngăn ngừa được đột quỵ.