GiadinhNet – Dùng phật thủ để chữa bệnh cần phải đề phòng phật thủ bị nhiễm hóa chất. Vì vậy cẩn phải ngâm rửa hết sức cẩn thận…
PGS Nguyễn Lân Hiếu chỉ rõ sai lầm khi người bệnh không dùng thuốc theo đơn và đưa ra 5 lời khuyên hữu ích khi dùng thuốc
GiadinhNet – Đăng tải trên Facebook cá nhân về câu chuyện “uống thuốc theo đơn”, bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện ĐH Y Hà Nội đã nhận được rất nhiều lượt like và chia sẻ, nhiều người cho rằng, đây là những lời khuyên tuyệt vời, rất cần thiết và bổ ích cho người bệnh.
Phật thủ họ nhà chanh nhưng không có múi mà chỉ có phần lõi xốp, vì vậy không hợp để ăn trực tiếp. Tuy nhiên, loại quả này có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, ví dụ như làm nước xốt, sốt salad, làm mứt, làm nước uống… hoặc sử dụng như một bài thuốc để điều trị một số loại bệnh.
Thành phần dinh dưỡng của quả phật thủ tương tự như vỏ chanh tươi. Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng chữa các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạng sườn trướng đau…
Theo nghiên cứu hiện đại, quả phật thủ có chứa protein, carbohydrate, lipid, vitamin C, chất xơ tối thiểu và ít hơn 1 calo. Quả phật thủ có tác dụng giải trừ sự co thắt cơ trơn, hạ huyết áp, cắt cơn hen và tăng cường chức năng tiêu hóa… đồng thời chứa nhiều vitamin C, đường, acid hữu cơ…
Do vậy, nhiều thường tận dụng phật thủ để chế biến thành đồ ăn như mứt phật thủ, phật thủ ngâm rượu, phật thủ làm si-rô chữa bệnh ho…
Lưu ý khi dùng phật thủ chữa bệnh
Theo quan điểm của các chuyên gia, quả phật thủ chỉ đảm bảo an toàn và phát huy tác dụng khi không bị nhiễm hóa chất. Theo tiết lộ của những người có kinh nghiệm trồng cây cảnh, phật thủ từ khi ra hoa kết trái các nhà vườn sẽ phun lên đó rất nhiều loại thuốc hóa học, thuốc trừ sâu với nồng độ đậm đặc. Càng tới gần ngày mang đi bán thì chủ vườn càng phun nhiều thuốc hơn để giữ màu, bảo quản quả khỏi rụng…
Nếu sử dụng phải loại quả “độc” này, mối nguy hiểm là có thật, nhưng một sớm một chiều người sử dụng chưa thể nhận biết được ngay mà phải qua một thời gian dài mới biết tác hại của nó. Vì thế, để đảm bảo cho sức khỏe, tốt nhất không nên ăn để tránh rước họa vào người.
Trong trường hợp vẫn muốn tận dụng những loại quả trên thì cần phải ngâm nước muối để các chất độc ngấm sâu trong vỏ quả nhạt phai bớt hoặc ngâm trong các dung dịch rửa rau quả. Sau khi ngâm, rửa kỹ, phơi quả ráo nước rồi mới chế biến.
3 cách sử dụng quả phật thủ phục vụ sức khỏe
Phật thủ ngâm rượu
Quả phật thủ phải rửa sạch để ráo và cắt phiến ngâm rượu trắng từ 7 đến 10 ngày. Mỗi lần uống 40-50 ml (không nên uống quá nhiều) sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tâm thần ý thức (trầm cảm ức chế…). Điều trị đau bụng kinh, chữa ho đờm và viêm phế quản.
Phật thủ làm siro
Rửa sạch quả phật thủ với nước muối, vớt ra để ráo, bổ dọc theo múi, thái lát mỏng. Mạch nha (hoặc đường phèn) cho vào nồi đun cách thủy cho chảy loãng. Xếp một lớp phật thủ, một lớp mạch nha lần lượt cho đầy bát. Cho vào nồi đun cách thủy 1,5-2 tiếng đến khi phật thủ keo lại như mứt. Tắt bếp, lọc nước siro phật thủ mạch nha cho vào lọ, để ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Siro từ quả phật thủ giúp chữa ho và một số bệnh về đường hô hấp hiệu quả.
Phật thủ làm mứt
Rửa sạch quả phật thủ với nước muối, để ráo, thái thành những miếng hạt lựu có kích thước khoảng 1 cm. Cho vào nồi inox đáy dày hoặc nồi hợp kim, đổ nước gấp đôi lượng miếng phật thủ đã cho vào nồi, đậy vung và đun sôi. Khi sôi thì giảm lửa xuống, mở vung và đun tiếp khoảng 30-40 phút, lúc này phần nước sẽ chỉ còn xăm xắp với phần phật thủ. Với những người thích ăn ngọt thì có thể cho thêm đường, để lửa vừa, dùng thìa gỗ đảo đều để đường thấm kĩ vào phần thịt quả.
Duy trì 6 thói quen này khi ngủ có thể khiến bạn giảm tới 10 năm tuổi thọ!
GiadinhNet – Thường xuyên có những thói quen xấu này trong khi ngủ sẽ khiến bạn tăng nguy cơ mắc béo phì, tăng huyết áp, các bệnh liên quan đến tim mạch, tăng tốc độ lão hóa… thậm chí làm giảm cả chục năm tuổi thọ.